Cách chăm sóc sen đô la hồng
Tại sao gọi là sen đô la hồng?
Danh pháp khoa học: Portulacaria Afra
Thuộc chi: Portulacaria là một chi của Succulent plant (Sen đá - tên gọi chung thực vật mọng nước)
Xuất xứ: Nam Phi
Cây được gọi là sen đô la hồng, hay còn gọi là sen đá đô la hồng cẩm thạch, danh pháp khoa học là Portulacaria Afra . Vì lá cây tròn, nhỏ có phấn trắng hoặc hồng nhạt bám ở rìa lá tạo nên một ánh nhìn lấp lánh như những đồng cent dollar. Lá có những lá màu đỏ tía hoặc hồng. Hình dáng giống cây Phỉ Thúy cũng đươc gọi là cây tiền, cây đô la.
Mình rất xin lỗi khi cung cấp cho các bạn thông tin như những trang khác, nội dung trước đây mình viết là :
Nhưng sau khi tìm được danh pháp khoa học và tìm hiểu sơ bộ, mình xin đính chính thông tin như sau:
Sen đô la có danh pháp khoa học là Portulacaria Afra, thuộc chi Portulacaria là một chi của sen đá (sen đá hay succulent plants được gọi chung cho thực vật mọng nước), thuộc họ Didiereaceae (Họ Xương Rồng Madagascar). Vì thế cây có khả năng chịu hạn, sông được trong môi trường khô cằn hoặc rất khô cằn, chăm sóc đơn giản, không nên để ngập úng.
Mình sẽ không khẳng định những thông tin của những trang bán sen đô la nói thuộc họ thuốc bỏng là sai, nhưng đây là thông tin mình tìm hiểu được và sửa đổi cho đúng khi cung cấp thông tin đến với bạn.
Lá cây sen đô la thực sự rất đẹp đúng không nào |
Phân biệt sen đô la xanh (trắng) và sen đô la hồng
Cả hai đều cùng một giống; nhưng chúng ta phân biệt ở đây là về bề ngoài của lá cây để tùy theo sở thích và nhu cầu trưng phong thủy của mỗi người.- Sen đô la trắng: Lá xanh, phấn trắng, rìa lá hồng hoặc không. Hoa hồng nhạt. Thân cây màu xanh khi già màu hóa sậm.
- Sen đô la hồng: Lá xanh, phấn trắng, rìa lá hồng hoặc không. Hoa hồng hoặc tím. Thân hồng sẫm khi già hóa sậm.
Mình sẽ update thêm thông tin về cách phân biệt, đây là những gì mình có thể cung cấp.
Đây là hình ảnh sen đô la hồng - Nguồn: vuonsenda.com |
Đây là hình ảnh sen đô la hồng - Nguồn: Google Image |
Ý nghĩa phong thủy của sen đô la hồng
- Lá cây: Hình cent dollar, mang ý nghĩa thu hút tiền tài, may mắn đến với gia chủ sở hữu cây. Lá cây phát triển rất nhanh, lại vừa có sắc trắng của bạc, vừa có sắc hồng tía của sự thịnh vượng, may mắn.- Thân cây: Có sắc hồng tía ở những thân non, mang đến sự may mắn. Thân sen đá đô la có màu đỏ thẫm, cứng cáp và chuyển gỗ phần gốc khi cây trưởng thành hay sống lâu năm. Ý nghĩa tạo sự bền vững trong sự nghiệp. Chiều cao sen đô la có thể đạt được trung bình từ 2,5m - 4,5m.
- Hướng mọc cây: Thân cây có hướng mọc thẳng vươn về phía trước, ý nghĩa sự nghiệp mà đi thẳng. Có thể tỉa cây hoặc uốn để cây mọc theo hướng ý của gia chủ. Sen đô la có thể uốn và trồng thành Bosai trưng trong nhà hoặc ngoài vườn.
- Sức sống của cây: Cây thuộc họ Xương Rồng Madagascar nguồn gốc Nam Phi, phát triển được trong môi trường khô cằn kém dinh dưỡng, có thể đạt sức sống đến hơn 50 năm (tham khảo) Có thể sống trong nhiệt độ giá lạnh khi mùa đông tới bằng cách thay đổi lớp phủ của lá đủ dày. Ý nghĩa luôn vươn lên dù nguồn gốc, môi trường phát triển không được thuận lợi.
- Tác dụng: Ngoài dùng để trang trí, sen đô la còn có những tác dụng sau có thể bạn chưa biết. Sen đô la được làm thành salad hoặc súp tại Nam Phi, được cho là thức ăn yêu thích của voi. Hơn thế nữa, nghiên cứu màu xanh diệp lục từ lá cây hỗ trợ cải thiện, tăng cường sự tập trung.
Hướng dẫn cách chăm sóc sen đô la hồng đúng cách
Chăm sóc sen đô la hồng tương tự sen đô la trắng hay những giống sen phấn ít khác. Mình sẽ hướng dẫn các bạn từ A-Z trong việc từ khi mua cây về đến khâu chăm sóc ẽm thế nào cho đúng. Phần này mình hướng dẫn mua cây chưa trồng vào chậu sẵn nhé, cây đang còn trồng ở sơ dừa và tro trấu. Hướng dẫn cho những bạn chưa có kinh nghiệm mua, trồng cây và đặc biệt trồng sen đô la. Nào hãy cùng nhau vào phần tìm hiểu cách chăm sóc sen đô la hồng ngay thôi!
1. Giai đoạn mua cây
- Nhìn vào thân cây và lá cây, thấy khỏe, không bị úng vàng, hay có dịch màu nâu trong lá; cũng không mua cây lá nhăn nheo, mua cây khỏe về mà chăm. Lấy tay hơi đụng nhẹ vào lá xem nó rụng ra không nha :))
- Trả tiền, mua xong mang về để ở chỗ mát cho quen không khí tại khu vực phòng của bạn. Để một hai hôm cho cây quen đi đã nha.
2. Giai đoạn san cây vào chậu
Bước 1: Chọn chậu thích hợp
Chọn chậu có lỗ thoát nước (quan trọng nên mình in đậm), chậu tốt nhất nên làm từ chậu chất nung để thoát nước tốt và thoáng đất. Nếu muốn trồng vào cái ly cho xinh thì nhờ ai đó khoan cho cái lỗ phía dưới, lót than củi (mua ở chợ), sỏi hoặc sỉ than tổ ong đập cục lót phía đáy chậu.Bước 2: Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cho sen đô la hồng là loại đất tơi xốp và dễ thoát nước, không nên trồng 100% từ tro hoặc đất vườn nhé. Bây giờ bạn có thể xem thành phần đất bao gồm những gì để linh hoạt nhé. Đất trồng gồm 3 thành phần:
- a. Nguyên liệu giúp đất xốp, thoáng: sỏi nhỏ, viên đất nung, sơ dừa sỉ than tổ ong (nếu có đem đập nhỏ ngâm nước 1-2 ngày), than củi (mua ở chợ hoặc ra vườn gom mấy cây củi khô rồi đốt lấy than đỏ nhúng nước, ngâm 1-2 ngày)
- b. Nguyên liệu làm giá thể trồng hoặc đất trồng: đất ngoài vườn, đất mua ở cửa hàng, trấu khô hoặc trấu đã hun, tro trấu (mua ở cửa hàng mua cây)
- c. Nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng: phân chuồng (phân gà, cút, heo, dê nếu nhà có, lấy phân lâu ngày rã mục, tuyệt đối không lấy phân mới), phân mua tại cửa hàng bán cây đã qua xử lý: phân bò, gà, dê, phân trùn quế,...
- b. Nguyên liệu làm giá thể trồng hoặc đất trồng: đất ngoài vườn, đất mua ở cửa hàng, trấu khô hoặc trấu đã hun, tro trấu (mua ở cửa hàng mua cây)
- c. Nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng: phân chuồng (phân gà, cút, heo, dê nếu nhà có, lấy phân lâu ngày rã mục, tuyệt đối không lấy phân mới), phân mua tại cửa hàng bán cây đã qua xử lý: phân bò, gà, dê, phân trùn quế,...
Công thức trộn đất: Trộn theo nguyên liệu a-b-c theo tỉ lệ 2-1-1.
- Ví dụ:
- 50% sỏi - 25% tro trấu - 25% phân gà rã mục
- 50% sơ dừa - 25% tro trấu - 25% phân bò qua xử lý
- 50% sỉ than - 25% đất vườn - 25% phân trùn quế
Các bạn cứ tận dụng những gì cây nhà lá vườn mà mình có để trồng cây, đi xin hàng xóm nếu các bạn trồng ít. Nếu định trồng nhiều thì bạn có thể mua rồi dùng dần nhé.
Bước 3: Trồng sen đô la vào chậu
1. Gỡ cây ra khỏi chậu cũ: gỡ cây khỏi chậu nhựa có sẵn khi mua cây. Nên gỡ đất cũ ra để thay đất mới, tuy nhiên việc này cần chút khéo léo để khi gỡ đất cũ không làm đứt rễ cây.
2. Cho đất vào chậu: Ở bước chuẩn bị đất trồng, bạn đã bỏ sỉ than hoặc sỏi lớn xuống đáy chậu chưa? Việc này có tác dụng che bớt phần lỗ ở đáy chậu, giúp cho đất không vãi ra ngoài và góp phần làm cho phần đáy chậu thông thoáng hơn.
Sau đó, bạn hãy cho hỗn hợp đất trồng đã trộn ở bước chuẩn bị vào chậu một mức vừa phải, sao cho khi đặt cây lên không bị cao hay thấp quá. Dùng tay hoặc thìa tạo một phần trũng nhỏ trên bề mặt đất, phần này có tác dụng tạo chỗ trống để đựng phần rễ của cây.
3. Trồng cây mới vào thôi: Khi đã đặt cây vào đất, căn chỉnh cây sao cho phù hợp nhất, cho thêm đất vào phần xung quanh để làm chắc rễ cây. Sau khi đã cho đủ đất vào chậu, công đoạn cuối cùng là làm sạch và có thể trang trí cho chậu cây. Các bạn dùng chổi lông để làm sạch phần mép và thành chậu, ngoài ra có thể dùng bóng thổi để thổi bụi, dùng nhíp để gỡ những viên sạn bị vướng trong khe lá.
Dùng sỏi loại nhỏ hoặc vừa để trang trí trên bề mặt của chậu, giúp phần cây được nổi bật hơn. Ngoài ra, đối với những chậu màu trắng như hình, các bạn có thể vẽ vời sáng tạo tùy theo sở thích nhé.
3. Giai đoạn chăm sóc sen đô la
Khi bạn đã làm tốt công tác chuẩn bị đất trồng phù hợp thì việc bạn chăm sóc sau này sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhiều. Tại sao mình nhấn mạnh ở việc tạo độ thoáng cho đất trồng, đó là nếu bạn có lỡ thích quá mà tưới hơi nhiều, hay để cây ở ngoài đi làm quên cất vô mà trời mưa thì cũng không phải quá lo lắng vì chậu cây thoát nước tốt, không lo úng thối rễ hay lá.
Nhưng bên cạnh đó để cây có thể phát triển nhanh và tốt, bạn có thể để ý thêm những yếu tố khác mà mình sẽ liệt kê bên dưới.
Đất trồng: Theo công thức trộn đất ở trên, bạn có thể dùng đất vườn để trộn, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến độ pH của đất nếu vùng đất bạn lấy bị chua hay bị mặn.
Tưới nước: Đây là cây ưa nắng nên bạn không nên tưới nhiều nước.
- Tránh tưới vào phần lá hoặc thân, nếu nước đọng trên lá và lâu khô, phần lá đó sẽ bị thối nhũn
- Không nên tưới vào những lúc thời tiết nồm ẩm hoặc nắng nóng
- Không tưới vào buổi trưa hoặc đầu chiều, thời gian tưới lý tưởng là vào buổi sáng
- Không tưới phun sương nếu dùng bình xịt để tưới
- Không dùng nước lọc để tưới, nên tưới bằng nước máy hoặc nước mưa
Nhiệt độ: Cho cây tiếp xúc nắng trung bình 6 tiếng/ngày
- Khi nhiệt độ cao, bạn có thể để chúng ngoài nắng vì cây có cơ chế chuyển sang chu trình CAM để giữ nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên mang cây vào nơi mát mẻ hoặc trồng ở vị trí không quá nắng gắt.
-Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, ngưỡng chấp nhận: 1.7°C, cây có thể tăng độ dày của lá và ngủ đông một phần nên bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên bạn không nên để cây tiếp xúc sương giá, nên mang cây vào nhà để giữ ấm.
-Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, ngưỡng chấp nhận: 1.7°C, cây có thể tăng độ dày của lá và ngủ đông một phần nên bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên bạn không nên để cây tiếp xúc sương giá, nên mang cây vào nhà để giữ ấm.
Cách nhân giống sen đô la
Vì cây có sức sống cao nên nhân giống loại cây này rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. (Có thời gian mình sẽ update chi tiết hơn)
- Tách phần lá sen đô la trưởng thành khỏi cây. Hoặc cắt ngang một nhánh cây bằng dao bén, cắt nhanh và gọn.
- Để nơi thoáng mát 1 ngày cho khô vết cắt.
- Trộn xơ dừa qua xử lý với tro trấu, tưới ẩm vừa phải.
- Giâm vào giá thể vừa trộn ở bước trên một góc nghiêng hoặc đặt nằm xuống.
- Để nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, không tưới quá ẩm giá thể giâm. 1 tuần tưới ẩm 1 lần, không làm úng hay tưới trực tiếp lên vết giâm.
- Cây ra rễ thì cứ để vậy cho cây ra rễ khỏe mạnh. Sau đó trồng vào hỗn hợp đất như phần hướng dẫn ở bước chăm sóc sen đô la.
- Tách phần lá sen đô la trưởng thành khỏi cây. Hoặc cắt ngang một nhánh cây bằng dao bén, cắt nhanh và gọn.
- Để nơi thoáng mát 1 ngày cho khô vết cắt.
- Trộn xơ dừa qua xử lý với tro trấu, tưới ẩm vừa phải.
- Giâm vào giá thể vừa trộn ở bước trên một góc nghiêng hoặc đặt nằm xuống.
- Để nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, không tưới quá ẩm giá thể giâm. 1 tuần tưới ẩm 1 lần, không làm úng hay tưới trực tiếp lên vết giâm.
- Cây ra rễ thì cứ để vậy cho cây ra rễ khỏe mạnh. Sau đó trồng vào hỗn hợp đất như phần hướng dẫn ở bước chăm sóc sen đô la.
Phần kết:
Cuối cùng thì mình cũng đã viết xong một bài viết khá đầy đủ cho ai cần tham khảo về sen đô la hồng cũng như về cách chăm sóc sen đô la hồng cho những ai đang tìm hiểu và có ý định trồng. Mình thấy các bạn quan tâm rất nhiều về cách chăm sóc sen đô la hồng, nên mình đã dành ra buổi sáng để viết bài này mong giúp được bạn. Có thắc mắc gì bạn có thể bình luận phía dưới nhé.